Bật mí lý do Arkham Intelligence (ARKM) khó có thể bùng nổ
Tuy nhiên, bên cạnh những dự đoán tích cực và kỳ vọng bứt phá của cộng đồng Arkham với token ARKM, một bộ phận khác lại nghi ngờ, đồng thời tuyên bố Arkham khó có thể bùng nổ.
Dưới đây là một vài lý do khiến Arkham Intelligence (ARKM) khó tạo bước ngoặt như các dự án laundpad Binance khác:
Arkham lựa chọn thị trường với số lượng người dùng tiềm năng ít ỏi
Để một dự án thật sự bùng nổ, dự án đó phải có khả năng tiếp cận với đại đa số người dùng phổ thông.
Quả đúng là như vậy! Từ trước đến nay, các dự án có xu hướng bùng nổ (dù chỉ là theo phong trào) đều mang một đặc điểm chung là dễ dàng tiếp cận và sở hữu một cộng đồng khổng lồ như Play to Earn, Move to Earn…
Tuy nhiên, Arkham thì lại trái ngược hẳn. Người dùng của nền tảng đều là người có kiến thức cơ bản hoặc chuyên sâu về dữ liệu onchain, về crypto.
Trong khi đó, theo bảng khảo sát về thông tin đóng vai trò quan trọng nhất trong phân tích bên dưới, chỉ có 3,6% nhà đầu tư quan tâm Tokenomics của dự án và 6,9% quan tâm đến hoạt động on-chain (Network and platform activity). Phần lớn nhà đầu tư quan tâm đến vấn đề rủi ro, tài chính dự án và đội ngũ quản trị.
Kết quả khảo sát “Thông tin nào đóng vai trò quan trọng nhất trong phân tích?” Nguồn: broadridge
Thực tế cho thấy, không phải hầu hết nhà đầu tư đều có kiến thức hiểu biết on-chain. Thế nên mô hình mà Arkham gọi là “Intel to Earn” này thực chất chỉ phục vụ cho một nhóm nhà đầu tư chuyên môn cao hơn mặt bằng thông thường. Và nếu lấy các dự án dễ tiếp cận như Axie Infinity (AXS) là thước đo cho sự “bùng nổ”, thì Arkham nếu có tồn tại lâu cũng khó bùng nổ được như vậy.
Arkham đang tự biến mình thành phép thử cho các đối thủ
Từ khi ra đời đến nay, có khá nhiều đơn vị cung cấp dữ liệu onchain và vẫn đang hoạt động rất hiệu quả (như Glassnode, Nansen, CryptoQuant…) trên thị trường. Tuy nhiên, những nền tảng này lại chưa phát hành token riêng. Họ vẫn duy trì hình thức thu phí truyền thống và vẫn gọi được vốn đầu tư. Đây chính là những đối thủ tiềm năng của Arkham.
Còn Arkham lại lựa chọn con đường phát hành token thông quan Binance Launchpad ngay từ đầu.
Nếu Arkham thất bại, những đối thủ được xác nhận đã đúng khi không lựa chọn hướng phát hành và quản trị bằng token.
Nếu Arkham thành công, những đối thủ vốn đã có lượng người dùng có hiểu biết onchain lâu nay, sẽ nhanh chóng chiếm hết thị phần.
Do đó, bằng hướng đi này, Arkham đang tự biến mình thành phép thử cho các đối thủ. Đi đầu không có nghĩa là sẽ có lợi thế thành công, mà tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro nếu không có sự chuẩn bị kỹ càng.
Thông cáo mới nhất hồi tháng 5, Glassnode – nền tảng dữ liệu blockchain với 3.500 chỉ báo – đã cán mốc 800.000 người dùng với khoảng 500 tổ chức.
Triết lý phát triển trái ngược với nguyện vọng của phần lớn người dùng
Một trong những trụ cột triết lý nền tảng cho sự phát triển của blockchain đó là tính minh bạch và tính ẩn danh.
Tuy nhiên hai tính chất này lại có phần thỏa hiệp lẫn nhau vì lý do bảo mật và sự toàn vẹn của blockchain. Cụ thể, một giao dịch buộc phải minh bạch (công khai dữ liệu onchain) để tránh gian lận và đáp ứng tính toàn vẹn không bị thay đổi của blockchain, nhưng đồng thời phải ẩn danh (qua việc mã hóa) để đảm bảo sự bảo mật và riêng tư. Do đó, không một ai muốn mình bị phát hiện đang giao dịch gì và bao nhiêu?
Song, Arkham lại mở ra một thị trường để người điều tra có thể buôn bán những thông tin như vậy. Đây là triết lý phát triển trái ngược với nguyện vọng của phần lớn người dùng. Một bộ phận khác lại ủng hộ vì giải thưởng cũng khá hấp dẫn.
Thông tin địa chỉ ví Do Kwon, Sam Bankman-Fried và Elon Musk bị truy lùng trên Arkham.
Trên sàn giao dịch thông tin Arkham Intel Exchange của Arkham, người dùng có thể trao đổi buôn bán thông tin với nhau. Mới đây nhất, thông tin ví Do Kwon, Sam Bankman-Fried và Elon Musk bị truy lùng trên Arkham với mức chào giá lên đến 10.000 ARKM, thậm chí ai tìm ra thông tin ví liên quan đến vụ hack FTX sẽ nhận được 100.000 ARKM...
Trao thưởng là vậy nhưng có một điều bất cập là trên những bài đăng không bàn đến mức độ xác thực của thông tin được buôn bán đó.
Trước đó, Miguel Morel, CEO của Arkham, tuyên bố nền tảng sẽ giúp giảm thiểu những vụ lừa đảo. Thế nhưng, chúng ta không thể nào biết chắc chắn mục đích của người dùng khi tìm đến nền tảng này?
Như vậy, Arkham Intel Exchange đang biến mình thành một nơi “đấu tố” lẫn nhau.
Arkham gây mất lòng tin của các nhà đầu tư
Trước khi airdrop và chính thức phát hành token, Arkham bị vướng vào lùm xùm thu thập thông tin của người dùng. Dự án đã nhanh chóng lên tiếng phủ nhận và trấn an cộng đồng. Tuy nhiên, nhiều nhà đầu tư vẫn không thấy thỏa đáng. Thậm chí, có giả thuyết rằng Arkham là một nền tảng của chính phủ để thu thập thông tin người dùng.
Đó cũng là lý do khiến người dùng khi nhận được airdrop phần lớn đã bán token. Theo dữ liệu từ từ Dune, hơn 90% token được airdrop đã claimed và 93,5% các địa chỉ này đều nhanh chóng bán trên Uniswap hoặc chuyển lên các sàn CEX như MEXC, Binance để bán. Chỉ có một bộ phận nhỏ là hold 1 khoản token.
About 90% of the ARKM airdrops have been claimed. About 36.1% are new addresses; about 25.69% are Arbitrum airdrop addresses, and 21% are Ampleforth Forth airdrop addresses. 93.5% of the addresses sold after receiving, and only 0.1% of the addresses increased their holdings.…
— Wu Blockchain (@WuBlockchain) July 19, 2023
Tại thời điểm viết bài, ARKM đang giao dịch quanh mức 0,62 giảm hơn 8% trong 24 giờ qua.
Biểu đồ nến 30m biến động giá ARKM.
Ngoài những lý do trên, một dự án có thể bùng nổ còn phụ thuộc vào thời điểm của thị trường chung.
Ở thời điểm hiện tại, Bitcoin đang sideway quanh mốc 30.000 USD và chưa thể hiện rõ ràng xu hướng. Nếu thị trường ấm lại, thì ARKM có thể hưởng lợi từ đó mà tăng giá. Nhưng thị trường vẫn ảm đạm như hiện tại, dự án sẽ phải đối diện với những thách thức lớn nếu muốn bứt phá.
Giá ARKM hiện tại
VIC Crypto tổng hợp
Tin tức liên quan:
Lần theo dấu vết on-chain trong đợt airdrop đầy bất ngờ của Arkham Intelligence
Điểm mặt các dự án hàng đầu về mảng phân tích dữ liệu Onchain – có tiềm năng “nối gót” theo Arkha